Phân biệt nhà ở xã hội và nhà ở thương mại. Nên mua nhà nào?

Tin hướng dẫn

21/02/2025

Là hai loại hình nhà ở sở hữu những ưu và nhược điểm đặc trưng, nhà ở xã hội và nhà ở thương mại đáp ứng nhu cầu riêng của từng nhóm đối tượng. Dẫu vậy, trong quá trình lựa chọn, vẫn xuất hiện không ít trường hợp khách hàng nhầm lẫn giữa hai khái niệm, hoặc mơ hồ không rõ về điểm khác nhau. Vậy làm sao để phân biệt nhà ở xã hội và nhà ở thương mại? Và nên chọn loại hình nào để đầu tư là phù hợp?

Nhà ở xã hội giống và khác nhà ở thương mại như nào?

Nhà ở là một nhu cầu thiết yếu của con người, đặc biệt là trong bối cảnh đô thị hóa ngày càng phát triển. Dẫu vậy, với giá nhà đất ngày càng tăng cao, nhiều người dân, đặc biệt là những người có thu nhập thấp, gặp khó khăn trong việc sở hữu nhà ở. Để giải quyết vấn đề, Nhà nước đã ban hành chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội. Vậy nhà ở xã hội giống và khác nhà ở thương mại như nào?

Định Nghĩa

Trước hết với nhà ở xã hội, tại Khoản 7 Điều 3 Luật Nhà ở 2014 quy định rõ định nghĩa như sau: Nhà ở xã hội là một loại hình nhà ở được Nhà nước hỗ trợ về giá cả, tiền sử dụng đất, tín dụng, cho các đối tượng chính sách cụ thể, có nhu cầu về nhà ở nhưng chưa có khả năng chi trả theo giá thị trường.

1.jpg 
Nhà ở xã hội là loại hình nhà ở được Nhà nước hỗ trợ cho các đối tượng chính sách

Cũng theo Luật nhà ở năm 2014, tại khoản 4 nêu rõ: Nhà ở thương mại là loại nhà ở được đầu tư xây dựng bởi các tổ chức, cá nhân, dựa trên cơ sở nhu cầu thị trường, nhằm mục đích kinh doanh, bao gồm bán, cho thuê.

2.jpg 
Nhà ở thương mại là loại nhà ở đầu tư xây dựng nhằm mục đích kinh doanh

Đối tượng

Đối với nhà ở xã hội, Điều 49 Luật Nhà ở 2014 quy định có 10 đối tượng sau nếu đáp ứng điều kiện được đề cập tại Điều 51 Luật Nhà ở thì được hưởng chính sách hỗ trợ:

  • Người có công với cách mạng.
  • Những gia đình nghèo và cận nghèo vùng nông thôn.
  • Hộ gia đình nông thôn thường xuyên bị tác động xấu bởi thiên tai, biến đổi khí hậu.
  • Cá nhân có thu nhập thấp, gia đình thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo vùng đô thị.
  • Công nhận tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp.
  • Quân nhân chuyên nghiệp, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân.
  • Những cán bộ, công chức, viên chức.
  • Các cá nhân, gia đình đã hoàn trả nhà ở công vụ.
  • Học sinh trường dân tộc nội trú công lập, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề.
  • Đối tượng nằm trong diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.

Còn đối với đối tượng thuê mua nhà ở thương mại, thì theo quy định của pháp luật hiện hành, tất cả công dân Việt Nam đều có thể thuê mua nhà ở thương mại, kể cả người nước ngoài. Tuy nhiên, đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì cần đáp ứng các quy định của Luật Nhà ở 2020.

So sánh nhà ở xã hội và nhà ở thương mại 

Nhà ở xã hội và nhà ở thương mại là hai loại hình nhà ở phổ biến hiện nay, được xây dựng và cung cấp ra thị trường với những mục đích và đối tượng sử dụng khác nhau. Dưới đây là bảng so sánh giúp phân biệt hai loại hình nhà ở này:

 

Nhà ở xã hội

Nhà ở thương mại

Cơ sở pháp lý

Quy định cụ thể tại Khoản 7 Điều 3 Luật Nhà ở 2014

Thông tin quy định rõ ràng tại Khoản 4 Điều 3 Luật Nhà ở 2014

Khái niệm

Là loại hình nhà được Nhà nước hỗ trợ cho các đối tượng khó khăn, thuộc diện hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở 2014

Là loại nhà ở được đầu tư xây dựng với mục đích sinh lời, có thể được bán, cho thuê hoặc cho thuê mua theo giá cả thị trường

Đối tượng

hưởng/mua, thuê

Đối tượng hưởng chính sách nhà ở xã hội bao gồm: Người có công với cách mạng, hộ gia đình nghèo, cận nghèo, người thu nhập thấp, người lao động trong khu công nghiệp, quân nhân, công an, cán bộ, công chức, viên chức, các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ, học sinh, sinh viên, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất.

Theo quy định của Luật Nhà ở 2014, tất cả các công dân, bao gồm cả công dân Việt Nam và người nước ngoài, đều có quyền mua nhà ở thương mại.

Loại nhà và

tiêu chuẩn diện tích

nhà ở

  • Nhà ở xã hội được chia thành hai loại: chung cư và nhà ở riêng lẻ.
  • Nhà ở riêng lẻ phải được thiết kế, thi công  đúng với quy chuẩn xây dựng, diện tích không vượt quá 70 m2.
  • Nhà chung cư phải được thiết kế, xây dựng theo kiểu khép kín, bảo đảm diện tích tối thiểu 25m2, tối đa là 70m2.
  • Nhà ở thương mại được chia thành hai loại: chung cư và nhà ở riêng lẻ.
  • Loại nhà ở và diện tích chuẩn của từng loại nhà ở thương mại được chủ đầu tư dự án quyết định, nhưng phải tuân thủ các quy định của pháp luật.

Chính sách

hỗ trợ/vay vốn

Năm 2021-2022, Ngân hàng Chính sách xã hội áp dụng lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội là 4,8%/năm.

Người mua nhà ở thương mại được lựa chọn ngân hàng tài trợ, miễn là đáp ứng các điều kiện vay vốn

Nên đầu tư nhà ở thương mại hay nhà ở xã hội?

Ngoài băn khoăn liên quan việc phân biệt nhà ở xã hội và nhà ở thương mại thì thắc mắc nên đầu tư nhà ở thương mại hay nhà ở xã hội cũng thường xuyên xuất hiện. Lời giải đáp chính xác cho câu hỏi này phụ thuộc vào hai yếu tố chính là khả năng tài chính và đối tượng có nhu cầu. Nếu có tài chính ổn định, người tiêu dùng có thể cân nhắc mua nhà ở thương mại có vị trí thuận tiện, tiện ích đầy đủ và chất lượng xây dựng tốt. Còn trong trường hợp thuộc đối tượng được mua nhà ở xã hội, khách hàng cũng có thể lựa chọn đầu tư loại hình này để được hưởng ưu đãi về giá bán và lãi suất vay vốn.

Như vậy, phân biệt nhà ở xã hội và nhà ở thương mại không phải điều gì quá khó khăn. Hai loại hình nhà ở phổ biến này vẫn tồn tại nhiều điểm không tương đồng từ khái niệm, đối tượng phù hợp, tiêu chuẩn xây dựng và cả những chính sách hỗ trợ vay vốn. Việc lựa chọn đầu tư, mua sắm nhà ở thương mại hay nhà ở xã hội chủ yếu sẽ phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng và khả năng tài chính chi trả.

Bài viết cùng chủ đề

Căn penthouse 250 m2 tối giản với đủ góc giải trí

Các không gian được thiết kế tối giản, có phòng giải trí và khu bàn ăn rộng, dành cho các buổi tiệc đón khách ghé chơi.

08.04.2025

Các loại đất nông nghiệp: Phân biệt, ký hiệu và mục đích sử dụng

Việt Nam là quốc gia phát triển chủ yếu nhờ nông nghiệp nên diện tích đất nông nghiệp chiếm diện tích lớn nhất. Các loại đất nông nghiệp được phân chia thành nhiều nhóm, được sử dụng cho mục đích riêng biệt. Vậy có đất cả bao nhiêu loại đất nông nghiệp, loại nào không có khả năng chuyển sang đất thổ cư?

05.04.2025

Cải tạo căn hộ 180 m2 theo phong cách đồng quê Âu Mỹ

Công trình được chú trọng cách lấy sáng và bố trí nội thất theo chủ đề, chi phí cải tạo khoảng 4 tỷ đồng.

04.04.2025

Ngôi nhà 139m2 tái hiện kiến trúc truyền thống Bắc Bộ

Hệ cửa bức bàn và tấm liếp tre, kết hợp vật liệu hiện đại như đá, ngói, sơn vôi... tạo sự giao thoa cũ và mới cho ngôi nhà 139m2.

01.04.2025

Nhà đất dành cho bạn

Căn hộ đập thông với thiết kế giấu cửa

Các cánh cửa phòng được đặt phẳng phía ngoài và sử dụng cùng chất liệu, màu sắc với gỗ ốp tường, giống như giấu đi.

29.03.2025

Căn hộ thông tầng thiết kế tối giản, không phòng khách

Không gian chức năng có sự kết hợp giữa cảm hứng Nhật Bản và phong cách tối giản, thay phòng khách bằng chỗ ngồi thư giãn.

27.03.2025

Cải tạo căn hộ 114 m2 tone đen trắng với 600 triệu đồng

Nhờ bổ sung thiết kế có đường cong, bố trí ánh sáng và nội thất hình khối lạ mắt, giúp căn hộ tone đen trắng không bị đơn điệu.

25.03.2025

5 loại thực phẩm thường bị bảo quản sai

Các loại thực phẩm đặt nhầm chỗ trong tủ lạnh sẽ khiến chúng nhanh hỏng.

21.03.2025

Ai được mua nhà ở xã hội?

Để đăng ký thuê, mua nhà xã hội, giá cao nhất hiện nay khoảng 25 triệu đồng một m2, người dân cần đáp ứng tiêu chí mới về diện ưu tiên, thu nhập.

20.03.2025

Nhà hẻm thiết kế theo 'lăng kính' của các thành viên gia đình

Mỗi không gian đều thể hiện góc nhìn khác nhau về cuộc sống và kiến trúc của gia đình chủ nhà.

19.03.2025

Xem thêm

Dự án tiêu biểu

Đã bàn giao
Đã bàn giao
Panorama Nha Trang

44 triệu/ m2

Đã bàn giao
Đã bàn giao
Đã bàn giao
Xem thêm